Powered By Blogger





Tuesday 31 March 2015

10 bài thơ vui, clip hài chế vụ cưa cây Hà Nội







Nhân vụ "chặt cây rồi dừng" lại nhớ chuyện trồng cây được nhiều người biết đến ở xứ sở... cười vỡ bụng! (Xem tiếp)

Việc dừng hạ cây khiến bà con thở phào, nhưng nhìn lại những cây mạnh khỏe đã bị hạ không khỏi ngậm ngùi. (Xem tiếp)


Không có cây che, nên than ôi mùa hè thêm khiếp. Người trùm khăn bông, thằng dội nước ra đường... (Xem tiếp)


Không có ca sĩ Ánh Tuyết hay Lệ Quyên... nhưng Thông Tấn Thôn có ca sĩ Ngô Kinh Bắc ca cũng rất hoài cổ, được biết nhạc sĩ Thanh Bình, tác giả bài Tình lỡ cũng là người Kinh Bắc. (Lời: Cử Tạ, Trình bày: Ngô Kinh Bắc) (Xem video)

"Hà nội nhà mình nghĩ cũng… hơi kinh. Có mấy hàng cây, anh em thi nhau chém đẹp. Cây quý hơn sâm, sao đang tâm chặt về đun bếp? Đường Cổ Ngư xưa, giờ chặt nốt hay dừng?". (Lời: HienMQ, Trình bày: Ngô Kinh Bắc) (Xem video)



"Ta còn em, hàng phố cũ khô cong. Nhìn thành phố hóa bê tông. Nhiều người bị xỉu. Chiều Hồ Tây em tôi bị ngất nắng. Được chở đi về tận… Châu Quỳ". (Lời: HienMQ, Trình bày: Ngô Kinh Bắc)
 (Xem video)

10 bài thơ vui, clip hát chế về vụ cưa cây ở Hà Nội, hai, cười, cuoi, cuoi 24h, video hai, Clip hai, truyen cuoi, phim hai, tin tuc, tin tuc 24h, bao, video clip hài, video clip cười, clip chế, video chế, hát chế, nhạc chế, thơ chế, thơ vui, thơ hài, thơ cười, thơ chặt cây, clip chặt cây, video chặt cây, chặt cây hà nội



Bằng việc gọi tên cây là “chị”, “chú”, “bác”…đã khiến cây cối như có cảm xúc đang “than vãn”, “khóc thầm”, “đau đớn” . (Xem video)


Trong clip "Giáo sư xoay" tỏ rõ sự tiếc thương cho những thân cây xanh của Hà Nội đang bị chặt bỏ. (Xem video)


Clip hát chế “Hà Nội vắng những cây xanh”


Chàng thanh niên đã chế lại lời bài hát "Hà Nội vắng những cơn mưa" thành "Hà Nội vắng những cây xanh". (Xem video)


Trên nền nhạc ca khúc Trống Vắng của ca sỹ Phương Thanh, Hồ Minh Tài đã cho ra đời clip chế rất xúc động này. (Xem video)


NguồnIpad.24h.com.vn







Monday 30 March 2015

2015 - Năm của những cái nhất











Tưởng chừng như họ đang lóc từng mảnh thịt của Mẹ VN




Đường vào thành phố nhỏ, ở một miền quê nước Mĩ, Solvang town , chỉ có vài ngàn dân. Chúng tôi đi ngắm cảnh , dạo quanh thành phố mà tưởng như đang hát bài Em Pleiku má đỏ môi hồng, "Đi 5 phút đã về chốn cũ", ngay giữa 1 con đường là 1 cây cổ thụ , thành ra con đường chia 2 khi đi ngang qua cây cổ thụ này, rồi nhập lại sau đó. Người hướng dẫn du lịch thành phố giải thích , "Khi xây con đường này, người dân nhất định bỏ phiếu không chặt cây cho dù việc xây con đường sẽ tốn kém nhiều hơn cho ngân sách thành phố , vì người dân này rất yêu thành phố của họ, nếu chặt cây này đi (chỉ 1 cây, chứ không phải hàng ngàn cây) sẽ ảnh hưởng đến các chú sóc nhỏ đang sống ở đây, ảnh hưởng đến môi sinh và nhất là những quang cảnh quen thuộc của thành phố không còn nữa


Đừng hỏi tại sao, người dân Mĩ yêu nước Mĩ đến thế, họ chỉ có 300 năm văn hóa, chứ chẳng cần đến 4000 năm.

Họ có thể nhẫn tâm chặt hàng ngàn cây xanh của Hà Nội, toan tính lấp cả giòng sông Đồng Nai chỉ vì những mối lợi nhỏ trước mắt. Tôi nghe tưởng chừng như họ đang lóc từng mảnh thịt của Mẹ VN ra mà ăn.


Thế Thảo còn thì Hà Nội chết hết cây...




Tên bác là Thế Thảo mà lại làm chủ tịch Hà Nội thì cây xanh lên đường là đúng rồi. Bác phải đốn cây để thay cây (thế thảo) cho đúng tên đúng số rồi. Thảo này mạng Hỏa, Sơn Hạ Hỏa số làm tiều phu đốn củi, buôn gỗ hay lâm tặc. Bác đi đến đâu thì cây mọc không nổi đến đấy. Số âm nam, ngồi đái sè sè không qua ngọn cỏ nhưng cây càng to càng chết với bác. Kép nhất không thành, kép nhì cũng chẳng xong nhưng mở xưởng gỗ thì vượng. Hoặc trồng cỏ (cần sa) thì phát. Mệnh Hỏa mà gặp Mộc thì tha hồ chặt cây. 

Thế Thảo mà làm chủ tịch thêm vài năm nữa thì Hà Nội ta cây đang rậm bờm sờm như tóc bác Phó Đam sẽ trở nên trọc lốc, bóng loáng như đầu bác Phó Phúc. Hãm cực...

Thảo còn thì cây chết hết,
Thảo hết thì chỉ chết một cây đóng hòm....

Năm của những cái nhất




Từ những thứ vặt vãnh nhất: tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giớ

Cho đến những gì vĩ mô : tượng mẹ VN to nhất, tháp truyền hình cao nhất==>lãng phí nhất. tàn sát cây xanh vô tội vạ nhất, và giờ thì đứng "nhất" khu vực....

Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết éo thua thằng nào

==> rất VN. 



Sưu tầm





Thursday 26 March 2015

Chuyện tình Cây xanh








———–

Anh:

Em hãy về với Hà Nội nghe em
Trong những ngày này, phố phường đang vui lắm
Bầu trời thật quang, nhòm cứ xanh thăm thẳm
Anh sẽ dắt em đi mà chẳng sợ chim ị vào đầu…!

Anh cho chặt hết rồi, ” chẳng phải hỏi dân đâu”
Sáu nghìn bảy trăm cây ,anh tặng em làm củi
Anh dọn dẹp phố phường mà chúng lại bảo anh bỏ túi
Mịa lũ dân nghèo, rồi anh sẽ cho chúng…” ngắm pháo hoa”!


Anh chào mùa hè bằng tiếng hát ca
Tiếng máy cưa sẽ nâng giọng hát anh lên một tầm cao mới
Phố cổ thênh thang, em thỏa sức ngắm trời cao vời vợi
Ra biển làm gì, Hà Nội giờ có thừa nắng cho em…!

Về Hà Nội đi em, anh biểu diễn cho em xem
“Cướp có văn hóa” trò này đang vui lắm
Anh sẽ chờ dẫu đường xa thăm thẳm …….
Anh bận mất rồi…lại đi chặt cây đây!


Em: 

Chặt hết rồi à sao anh chẳng hỏi em
Em ở xa chỉ biết thương một thời Hà Nội
Cây có linh hồn mà sao anh nỡ vội
“Một rừng cây một đời người” không thấy tội sao anh?

Anh làm gì mà xúc tiến quá nhanh
Chả đưa lên chả trưng cầu dân ý
Anh chỉ quan tâm nhận về tiền tỷ
Chẳng nghĩ rằng ngày mai không khí sẽ ra sao?

Sáng ngủ dậy như một giấc chiêm bao
Nắng vàng không còn xuyên kẽ lá
Em bước đi trên con đường xa lạ
Không còn màu xanh

Nhớ ngày nao dưới bóng mát trong lành
Anh bảo rằng anh thương em lắm đấy
Tình chúng ta keo sơn là vậy
Thế đếck nào giờ em lại muốn vả miệng anh!!!



Anh: 

Em nhất định không về nữa phải không???
Thôi đành vậy, mình chia tay em nhé
Uổng công anh sáu ngàn cây có lẻ
Tâm huyết một đời định dâng củi cho em…!

Hãy mềm lòng thử nghĩ lại mà xem
Chỉ tại dân đen giờ nó thông minh quá
Anh tính kỹ ghê, mà bây giờ lộ cả
Có lẽ ông trời cũng chẳng chịu thương anh…!

Anh đổi VÀNG TÂM thành GỖ MỠ ngon lành
Định kiếm triệu đô mua căn nhà bên Mỹ
Để chúng mình có thiên đường hú hí
Vậy mà giờ …tan tác giấc mơ hoa…!

Em bỏ anh , bỏ Hà Nội, đi xa…
Để đêm dài anh sống trong ác mộng
Những vong oan không còn nơi núp bóng
Cả những hồn cây cứ đòi mạng quanh mình…! ….. Ôi….

Nhớ em vô cùng…nhớ lắm nét môi xinh
Nhớ nụ hôn say làm hồn anh nghiêng ngả
Em bỏ anh, bỏ Hà Nội mà đi xa quá
Đã thế, đếch cần, anh đi kiếm…chức cao hơn!


Em:


Anh cứ đi mà tìm chức cao hơn
Cứ đạp lên linh hồn cây mà sống
Em không biết nhìn xa trông rộng
Nên thôi đành đứt đoạn từ đây

Em xót xa nhìn những hàng cây
Giờ chỉ còn là gốc già trơ trọi
Cuộc đời anh cuối cùng không tránh khỏi
Bị cuốn vào cuộc sống xa hoa

Tin ngừng chặt anh mới tung ra
Có phải chỉ để xoa dịu lòng dư luận
Chứ lòng anh không hề hối hận
Những tiếng cưa vẫn văng vẳng đều đều

Thôi rồi còn đâu nữa… thương yêu…
Nghe hết rồi em chả muốn về đâu
Vì mình đi trên hai con đường khác nhau anh ạ
Em không muốn dạy con bài học về tình yêu cỏ cây hoa lá

Từ những đống gỗ bị chặt ngổn ngang
Ừ thì giờ anh đã giàu sang
Anh ở đó hít các-bon (CO2) mà sống
Trái tim em chẳng thể còn rung động
Khi nghĩ về anh
Xấu và tốt ranh giới rất mong manh
Em cũng không cho rằng mình có gì tốt đẹp
Nhưng đầu anh to, trái tim thì quá hẹp
Yêu thương chỉ được thế mà thôi


***********

Long Tran 
Pham Thi Thuy


Chữ " HIẾU " trong bài thơ " Siêu âm tim " của Ngô Minh






Con người ta khi không may gặp phải những sang chấn thể xác lẫn tinh thần tột cùng ngay từ hồi thơ trẻ; những số phận như thế, đến tuổi 20 khó có thể dốc hết bình sinh để gánh vác được việc gì to tát cho cuộc đời này. Thế nhưng, Ngô Minh hoàn toàn khác, anh hăm hở hiện diện trong hàng ngũ của những con người ưu tú nhất ra trận. Suốt mùa chiến dịch, sau các trận đánh, trái tim anh lại nhiều lần tan vỡ trước bao mất mát của bạn bè, đồng đội. Về già, trong thanh bình rồi, lại vẫn không thể bình yên bởi bao nhức nhối nơi cõi nhân trần thế thái; nhưng Ngô Minh vẫn không ngơi nghỉ sáng tạo – mà lại rất táo bạo, độc đáo và sung sức nữa. Lịch sử con đường nghệ thuật của Nhà văn - Thi sĩ Ngô Minh hoàn toàn trải dài theo số phận của đứa trẻ bị vùi dập tận cùng, không thương tiếc dưới thời CCRĐ; lớn lên chút nữa, cậu học trò trên ghế học đường luôn bị thành kiến, kỳ thị, tổn thương do sự áp đặt "thành phần giai cấp" lại có cha là "tội đồ" bị xử bắn; trong chiến tranh vệ quốc với bao gian khổ hy sinh máu và nước mắt giữa cái chết và sự sống mong manh; trong thời bình đầy rẫy bất công và giối trá…Thấu hiểu điều này, người đọc mới nhận ra được tại làm sao Ngô Minh luôn đưa đến cho công chúng những tác phẩm thơ khác lạ, đầy bất ngờ, rất riêng…“Ngô Minh”!

Mới đây, một lần bị đau và đi “siêu âm” thật trong bệnh viện. Được bác sĩ sử dụng kỹ thuật và phương tiện thăm dò tiên tiến (siêu âm) khám cho mình; anh đã choáng ngợp và ngỡ chiếc máy "tối tân” này có thể giúp mình "thăm khám" mọi chuyện khác nữa ngoài tổn thương thực thể do vừa bị trúng bệnh. Nhưng cũng ngay khi đang được “siêu âm”, một ý thơ cực kỳ độc đáo từ số phận "đặc biệt" của nhà thơ vụt tới rồi tuôn trào theo ký ức gần cả đời người, để rồi Thi sĩ của chúng ta cho ra đời bài thơ “SIÊU ÂM TIM”, viết theo bút pháp rất "kỳ lạ", phi “truyền thống” trong dòng chảy thơ Ngô Minh.

Như máu nóng luôn quay về tim nơi cội nguồn của sự sống con người ta, Thi sĩ Ngô Minh đã dành cho cha mẹ mình lời đề từ của đầu bài thơ “Kính dâng hương hồn Ba Mạ và đồng đội”. Đó chính là chữ “HIẾU” xuyên suốt nội dung bài thơ của anh.

Mở đầu bài thơ, trái tim anh được ví “như củ khoai tía gọt vỏ tím hồng” và liền sau là câu hỏi với thầy thuốc đang thăm khám cho mình: “- Làm sao tôi vẫn bình thường ?”. Thông thường, tiếp theo là lời đáp của bác sĩ dành cho bệnh nhân. Thế nhưng, người bệnh đã nhanh nhảu giải bày về “bệnh trạng đang tiềm ẩn” mà không chắc gì bác sĩ có thể chẩn đoán ra:

  “Bác sĩ ơi, tim tôi từ lâu không còn lành lặn
7 tuổi, ba bị bắt cùm chân. Mạ bảo "Trưa ni con bới cơm cho ba". Tôi ôm mo cơm đến chỗ giam, thấp thỏm mừng vì sắp được gặp ba. Bỗng thằng lính trợn mắt: "Chưa đến giờ, đ.mạ mày, đồ con phản động !". Rồi nó tung chân đá mo cơm trên tay tôi văng tơi bời  trên cát. Tôi khóc thấy tim mình cũng văng thành từng mảnh vụn đớn đau.”.

Đây là câu thơ bất thường nhất mà không mấy khi chúng ta được gặp. Là đoạn kể lại trọn vẹn một câu chuyện vô cùng điển hình thời CCRĐ: sự tàn ác, thú tính của quỷ sứ đang tấn công một mầm tơ, một đứa trẻ chỉ mới 7 tuổi đời. Câu thơ phá cách mà mẫu mực này có sức lay động lòng người cả ngàn vạn cân nặng!

 Riêng về câu thơ này, một người có lẽ là “nữ sĩ” vốn rất hiểu và yêu Thi sĩ Ngô Minh – Thơ lẫn con người ngoài đời, đã nhận xét: “Tôi đọc bài thơ "Siêu âm tim" của Ngô Minh, cũng có chung cảm nhận như bạn Lê Quang Vinh. Bài thơ với cấu trúc lạ, dẫn dắt người đọc thấy rõ cái bi thương của những nạn nhân thời CCRĐ: "7 tuổi, ba bị bắt cùm chân . Mạ bảo "Trưa ni con bới cơm cho ba". Tôi ôm mo cơm đến chỗ giam, thấp thỏm mừng vì sắp được gặp ba. Bỗng thằng lính trợn mắt :" Chưa đến giờ, đ.mạ mày, đồ con phản động !". Rồi nó tung chân đá mo cơm trên tay tôi văng tơi bời  trên cát. Tôi khóc thấy tim mình cũng văng thành từng mảnh vụn đớn đau." Câu chuyện được kể lại chỉ trong một câu thơ mà lột tả được sự tàn ác của "lũ quỷ mặt người", khiến "trời không thể dung, đất không thể tha" do những gì chúng gây ra cho người vô tội. Thơ Ngô Minh luôn sâu sắc, lạ mà hay rứa đó” –Trần Thùy Mai |28 Feb 2015, 08:15.(*)

Câu thơ “dài dòng văn tự” thế nhưng đã chinh phục dữ dội những kẻ hoàn toàn xa lạ với Ngô Minh: “Tôi đồng ý với nhận xét của anh Lê Quang Vinh, câu thơ "Văn xuôi" dài tới 74 từ (chữ) cua Ngô Minh: "Đây là câu thơ bất thường nhất mà không mấy khi chúng ta được gặp. Là đoạn kể lại trọn vẹn một câu chuyện vô cùng điển hình thời CCRĐ...". Theo tôi được biết, ở nước ta, cụ Trần Dần mới có bút lực làm ra lối thơ này từ thời đang trong nhóm thơ tượng trưng “Dạ đài” với tuyên ngôn 16-11-1946, trong đó có những câu: "Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thai nhằm lúc sao mờ...". Câu chuyện được kể lại với hai tuyến nhân vật cực kỳ đối lập nhau như ánh sáng và bóng tối, như nước và lửa vậy! Qua đó, đủ thấy tính phi nhân, phi nghĩa của cuộc “Cách mạng Cải cách ruộng đất 1954”, đã giáng lên đầu người dân bao tai họa khủng khiếp tới mức nào! Cảm ơn tác giả Ngô Minh, cảm ơn QTXM, cảm ơn Tạp chí “THƠ – Hội Nhà văn Việt Nam” (TẠP CHÍ THƠ  - Tháng 12/2014). Đây là Tạp chí sáng tác, lý luận, phê bình và thông tin về thơ của Hội nhà văn VN; đã đưa ra công chúng một tác phẩm văn chương rất có giá trị ở thời điểm này – Thời điểm nhân dân ta đang rất cần những bài thơ, hồn thơ, những tác phẩm nghệ thuật thứ thiệt!” - Trần Văn Chân |28 Feb 2015, 08:15.

Cũng bởi câu thơ bất thường, khác lạ truyền thống “Ngô Minh” này, một bạn nữa viết: “Cháu đọc bài viết của các chú mà trong lòng vô cùng đau xót, dầu những chuyện diễn ra trong bài thơ đã là dĩ vãng lâu rồi. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay không thể hiểu nổi, ở nước ta vào một thời như thế... lại có thể đưa đến người dân những thảm cảnh khủng khiếp vậy?(!). Hình ảnh chú Ngô Minh lúc 7 tuổi thật tội nghiệp, nếu thời đó mà mo cơm đến được ba chú thì giờ đây trái tim chú không bị tổn thương cho đến khi đã về già như ngày nay. "7 tuổi, ba bị bắt cùm chân . Mạ bảo "Trưa ni con bới cơm cho ba". Tôi ôm mo cơm đến chỗ giam, thấp thỏm mừng vì sắp được gặp ba. Bỗng thằng lính trợn mắt :" Chưa đến giờ, đ.mạ mày, đồ con phản động !". Rồi nó tung chân đá mo cơm trên tay tôi văng tơi bời  trên cát. Tôi khóc thấy tim mình cũng văng thành từng mảnh vụn đớn đau". Câu thơ này, lúc mới đọc thì cảm thấy "khó vào" lắm; nhưng qua sự phân tích trong bài phê bình của chú Lê Quang Vinh, cháu mới cảm nhận được sự độc đáo để rồi nó thấm dần vào lòng dạ mình” - Đinh Xuân Bắc |28 Feb 2015, 13:07.

Câu thơ tài hoa, xuất thần làm rúng động khối óc và lòng dạ người ta ghê gớm; nó còn có cái duyên chắp nối được tình yêu giữa những người chưa từng quen biết thành sự đồng điệu dành cho nhau thật trân quý, đằm thắm.

 Cùng với “Tôi khóc thấy tim mình cũng văng thành từng mảnh vụn đớn đau”, thì cũng là lúc một nghịch lý vô cùng cay nghiệt hoàn toàn không thuộc “giống người” (những mong để cho người thầy thuốc chữa trị ?) găm vào tâm hồn đứa trẻ:

“Lần đầu tiên tôi nhận ra không phải cứ người là tốt”

Sao trái tim nát tan ấy không hiện lên màn hình ?”.

Cũng xoay quanh trục của chữ  “HIẾU”, bài thơ đến đoạn cao trào đau đớn cùng tận “cửu thiên” (thấu đến chín tầng trời xanh):

“lên 7, ba tôi bị trói vào cọc xử bắn, súng nổ, bốn anh em

                                                        tôi ôm lấy mạ nấc lên,

12 phát đạn xuyên vào tim mạ tim tôi

53 năm rồi vết thương tim còn rỉ máu

Đó là lần đầu tiên tôi thấy con người thật ác ...

Sao không hiện lên màn hình ?”.

Vẫn là câu hỏi lớn như Huy Cận từng hỏi “Các vị La Hán chùa Tây Phương” (nhà nghệ sĩ xưa đã vô tình hay hữu ý mượn đề tài chuyện Phật mà miêu tả xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động, bế tắc không tìm được lối ra) chứ không riêng dành cho người bác sĩ siêu âm nữa:
“Đó là lần đầu tiên tôi thấy con người thật ác ...

Sao không hiện lên màn hình ?”.

Tội ác tiếp tội ác, bi kịch không dừng lại ở 12 viên đạn xé tim người chồng người cha ở thời khắc như trời đỗ sập xuống ấy trong hồn người vợ và mấy người con dại thơ; mà tiếp tục kéo dài suốt cả đời người của từng con người trong cái gia đình mang án oan khiên tày liếp này:

“Mạ góa bụa nuôi con. Đêm đêm nước mắt khóc chồng

                          thương con thành a-xít xói mòn tim trẻ.

Tuổi 30 tôi thét lên khi mạ qua đời:" Răng con bỗng không còn mạ !" nước mắt mồ côi trào như sóng. 
Trái tim tôi mưng mủ đến bây giờ

Sao không hiện lên màn hình ?

Bác sĩ ơi, tim tôi từ lâu không còn lành lặn”

“Đêm đêm nước mắt khóc chồng - thương con thành a-xít xói mòn tim trẻ” để rồi “Trái tim tôi mưng mủ đến bây giờ”. Ai gây ra bệnh trạng để thành ra “mạn tính” mất rồi này. Liệu ông Trời còn có thể chữa được không? Nên “máy siêu âm Nhật hiện đại nhất thế giới - sao không phát hiện ra ngàn vết thương tim” là cũng dễ hiểu thôi.

Hai phần tiếp theo của bài thơ, Thi sĩ dành cho đồng đội, nhân quần; đoạn cuối thì dành riêng cho người em ruột vốn mồ côi cha từ lúc còn măng sữa…

“Bác sĩ ơi, tim tôi từ lâu không còn lành lặn
Tuổi 20, ở chiến trường nhiều lần tôi vừa khóc vừa đào hố chôn đồng đội, nhiều đêm khiêng bạn bị thương vượt rừng về trạm phẫu tiền phương...

tiếng bạn rên la thắt nghẹn buồng tim …  
34 năm rồi, vết thương ấy trở trời lại nhức

Sao không hiện lên màn hình ?”

Viết về mất mát đau thương trong chiến tranh khốc liệt, đã có mấy thế hệ người viết, có hàng trăm ngàn tác phẩm đủ loại nghệ thuật giải bày…thế nhưng với “Siêu âm tim” của Ngô Minh, đây là những câu thơ mang nét rất riêng: lột tả bao sự thầm kín mà chắc và sắc như tre cật (giá trị thời sự sẽ còn nóng bỏng đến muôn năm sau nữa). Ngôn từ bài thơ bình dị, cách thể hiện giản đơn như là kể lể “dông dài” (kiểu - motip của các trường ca dân gian) rồi đột ngột...chìm xuống khiến ai đọc cũng phải khuỵu lòng (“tiếng bạn rên la thắt nghẹn buồng tim”). Người lính nói ra cái sự mình đã làm, mình đã đau, đã từng trải thì còn gì thiệt và nao lòng hơn? Đó là nét đặc biệt, sự độc đáo của bài thơ “Siêu âm tim”.

"Tuổi 40, không có đồng tiền để bỏ vào mê nón

                                      mệ ăn mày bên đường, tôi khóc
tuổi 60, nhìn dân quê dắt díu lang thang

                                        vì mất ruộng mất nhà, tôi khóc
khóc 42 người Quảng Hải đắm đò chết oan

                                                         vì không có cầu qua

 trái tim nhỏ bao phen nhàu nát

 Sao không hiện lên màn hình ?"

Đọc tới “thi khúc” này, tôi không thể không liên tưởng tới những bài thơ trong tập “Bắc hành tạp lục” của cụ Nguyễn Du – Đặc biệt không khí trong bài “Thái Bình mại ca giả”. Ta bắt gặp trái tim nhỏ máu của Nguyễn Du trước cha con người hát rong ăn xin ở phủ Thái Bình. Tuổi 40 của Ngô Minh thật giống đoạn đời này của Nguyễn Du khi phải giáp mặt nhưng lại bất lực trước các trái cảnh của cuộc đời mình chứng kiến.

"Và em nữa.

hòa bình về mất em tôi rỗng trái tim. 

Vết thương không thành sẹo
Sao không hiện lên màn hình ?

Trái tim tôi như củ khoai tía gọt vỏ tím hồng
phập phồng trên màn hình như hỏi:
- Bác sĩ ơi, máy siêu âm Nhật hiện đại nhất thế giới
sao không phát hiện ra ngàn vết thương tim

                                                buốt nhức kiếp người ?”

Toàn bài thơ có sức tố cáo như trong “Ba phút sự thật” của Phùng Quán: “Những câu chuyện còn lại của Phùng Quán, có cái là thực tại, có cái là quá khứ nhưng đều khiến người đọc xót xa. Biết làm sao, một thời đã qua của đất nước với bao nhiêu đau thương, bao nhiêu cực đoan, bao nhiêu tàn nhẫn của những bước chân sai lầm. Chỉ tiếc đến khi người ta nhìn ra sai lầm ấy, người ta hối hả sửa chữa thì người còn người mất” – Sách: “Ba phút sự thật – Phùng Quán”.

 Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Thị Thanh Thúy (Khoa Văn ĐH SP Huế) |28 Feb 2015, 09:15 chia sẻ: “Rất xúc động khi đọc bài thơ "Siêu âm tim" qua sự phân tích, bình phẩm của Nhà báo Lê Quang Vinh. Anh đã liên tưởng và xâu chuỗi rất khéo tứ thơ Ngô Minh với tác phẩm nổi tiếng “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Nhà thơ Huy Cận và bài thơ “Ba phút sự thật” của Phùng Quán. Cả 3 tác phẩm ra đời ở 3 thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng có chung một câu hỏi, một câu chuyện rất lớn, rất gay gắt của cuộc đời: Công bằng, lẽ phải và tình yêu nhân quần!”.


Chữ “HIẾU” qua hình tượng thơ mở ra rồi gói lại trọn vẹn vào cuối bài thật đắc tình, đắc ý như vậy là “Đắc Hiếu” lắm với cha mẹ, đồng đội, người em trai đã khuất và muôn người yêu Ngô Minh, thơ Ngô Minh đang sống trên cõi đời này.

Để kết thúc bài viết, xin trích một đoạn comments của bạn Ngô Thanh Bình - Cần Thơ |28 Feb 2015, 08:51: “Bài phê bình của anh Lê Quang Vinh khiến tôi đọc kỹ lại bài thơ "Siêu âm tim" của Nhà thơ Ngô Minh. Tác giả bài viết chỉ ra rất đúng giá trị vô cùng cao quý của chữ "Hiếu" trong bài thơ. Chữ “Hiếu” ấy không nằm lại riêng trong cõi thương yêu cha mẹ, anh chị em ruột thịt nơi tổ ấm gia đình mà đã cùng Ngô Minh ra trận và hành xử rất cao cả với đồng đội, với đời: "Bác sĩ ơi, tim tôi từ lâu không còn lành lặnTuổi 20, ở chiến trường nhiều lần tôi vừa khóc vừa đào hố chôn đồng đội, nhiều đêm khiêng bạn bị thương vượt rừng về trạm phẫu tiền phương...tiếng bạn rên la thắt nghẹn buồng tim …  34 năm rồi, vết thương ấy trở trời lại nhức". Cũng một chữ Hiếu ấy, đúng như Lê Quang Vinh cảm nhận, Nhà thơ trang trải, chia sẻ cùng bao kiếp khốn cùng của "nhân quần": "mệ ăn mày bên đường", "42 người Quảng Hải đắm đò chết oan"...Cảm ơn rất nhiều hai tác giả Ngô Minh và Lê Quang Vinh!”.

 Thương Mạ, thương anh em Ngô Minh lắm, Ngô Minh à…

                                                                   

                                                  Hà Nội, 15 giờ 08’ ngày 21/3/2015                                                                  

(*) Ý kiến bạn đọc trích dẫn trong bài, được lấy từ các comments của bài “Ngày Thầy thuốc VN 27 - 2, đọc bài thơ “SIÊU ÂM TIM” của Thi sĩ Ngô Minh” – Lê Quang Vinh trên QUÀ TẶNG XỨ MƯA


  Ngô Minh

SIÊU ÂM TIM
   Kính dâng hương hồn ba mạ và đồng đội

  
Trái tim tôi như củ khoai tía gọt vỏ tím hồng
phập phồng màn hình siêu âm như hỏi
 - Làm sao tôi vẫn bình thường ?

Bác sĩ ơi,  tim tôi từ lâu không còn lành lặn
7 tuổi, ba bị bắt cùm chân . Mạ bảo "Trưa ni con bới cơm cho ba". Tôi ôm mo cơm đến chỗ giam, thấp thỏm mừng vì sắp được gặp ba. Bỗng thằng lính trợn mắt :" Chưa đến giờ, đ.mạ mày, đồ con phản động !". Rồi nó tung chân đá mo cơm trên tay tôi văng tơi bời  trên cát. Tôi khóc thấy tim mình cũng văng thành từng mảnh vụn đớn đau.

Lần đầu tiên tôi nhận ra không phải cứ người là tốt


Sao trái tim nát tan ấy không hiện lên màn hình ?



lên 7, ba tôi bị trói vào cọc xử bắn, súng nổ, bốn anh em

                                                        tôi ôm lấy mạ nấc lên,

12 phát đạn xuyên vào tim mạ tim tôi

53 năm rồi vết thương tim còn rỉ máu

Đó là lần đầu tiên tôi thấy con người thật ác ...


Sao không hiện lên màn hình ?



Mạ góa bụa nuôi con. Đêm đêm nước mắt khóc chồng

                          thương con thành a-xít xói mòn tim trẻ.

Tuổi 30 tôi thét lên khi mạ qua đời:" Răng con bỗng không còn mạ !" nước mắt mồ côi trào như sóng. 
Trái tim tôi mưng mủ đến bây giờ


Sao không hiện lên màn hình ?

Bác sĩ ơi, tim tôi từ lâu không còn lành lặn
Tuổi 20, ở chiến trường nhiều lần tôi vừa khóc vừa đào hố chôn đồng đội, nhiều đêm khiêng bạn bị thương vượt rừng về trạm phẫu tiền phương...

tiếng bạn rên la thắt nghẹn buồng tim …  
34 năm rồi, vết thương ấy trở trời lại nhức


Sao không hiện lên màn hình ?



Tuổi 40, không có đồng tiền để bỏ vào mê nón

                                      mệ ăn mày bên đường, tôi khóc
tuổi 60, nhìn dân quê dắt díu lang thang

                                        vì mất ruộng mất nhà, tôi khóc
khóc 42 người Quảng Hải đắm đò chết oan

                                                         vì không có cầu qua

 trái tim nhỏ bao phen nhàu nát

  Sao không hiện lên màn hình ?

Và em nữa.
hòa bình về mất em tôi rỗng trái tim. 
Vết thương không thành sẹo
Sao không hiện lên màn hình ?

Trái tim tôi như củ khoai tía gọt vỏ tím hồng
phập phồng trên màn hình như hỏi:
- Bác sĩ ơi, máy siêu âm Nhật hiện đại nhất thế giới
sao không phát hiện ra ngàn vết thương tim

                                                buốt nhức kiếp người ?
Trần Lê Hạnh An
BV Trung ương Huế




Từ cây xanh đến con sông, một tội ác không thể tha thứ






Lê Diễn Đức- RFA – 25 Mar 2015




cay xanh hanoi
Cách đây hơn 300 năm, vào năm 1703, Pie Đại đế đã phát lệnh khởi công xây dựng thành phố Sankt Peterburg. Vào lúc ấy phương tiện đi lại thông dụng là xe ngựa, vậy mà hơn 300 năm sau, những con phố chính ở khu trung tâm với cây xanh và vỉa hè rộng thênh thang vẫn đủ mở những con đường hai chiều, mỗi chiều hai ba lằn xe hơi. Kinh nghiệm của Pie Đại đế sau những cuộc đi thăm viếng phuơng Tây cùng với đầu óc viễn kiến đã làm cho S. Petersburg trở thành một thành phố du lịch đẹp nổi tiếng nước Nga.
Năm 1990 nước Đức thống nhất. Một phần tư lãnh thổ hợp nhất với ba phần từ còn lại, đã ngốn hàng ngàn tỷ D Mác mà vẫn không thể cân bằng được mức sông Đông-Tây. Chi phí lớn nhất cho tiến trình hội nhập Đông Đức với Tây Đức là giải quyết bảo vệ môi sinh, thậm chí một số nhà máy phải đóng cửa vì mức độ xả nước thải công nghiệp ra sông gây ô nhiễm quá lớn.
Ba Lan, nơi tôi sống nhiều năm, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu năm 2005, đã nhận được hàng chục tỷ euro cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tiền đầu tư cải thiện môi trường chiếm tỷ trọng rất cao, nếu không nói là nhiều nhất.
Chặt đốn cây ở Ba Lan trong thành phố cần phải có giấy phép của cơ quan chức năng nhưng không phải đối với loại cây nào cũng có thể cho phép. Chặt đốn cây xanh có tuổi trên 10 năm trong sân vườn nhà của mình cũng đòi hỏi phải có giấy phép. Tiền phạt cho những vi phạm tổn hại cây xanh được quy định cao đến mức gần như phi lý.
Sau khi chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ vào năm 1989, từ thập niên 90 đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thủ đô Warsaw như một công trường xây dựng. Quy hoạch và phát triển thành phố từ cấu trúc của xã hội chủ nghĩa cũ thật khó khăn. Khắp nơi, ở đâu cũng thấy cần cẩu, người ta xây những khu nhà mới hay những ngôi nhà cao chọc trời ở giữa trung tâm, các nhà ga tàu điện ngầm mọc lên, nhưng tôi không nhìn thấy một cây xanh nào bị đốn, mà chỉ thấy các thảm cỏ và cây xanh được trồng thêm.
Quy hoạch và phát triển đô thị đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn cho hàng chục, hàng trăm năm sau. Nếu chỉ làm đến đâu biết đến đấy, theo lối ăn xổi ở thì, thì tương lai không biết sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho đủ để cứu vãn môi trường bị huỷ hoại.
Kế hoạch chặt đốn 6.700 cây xanh ở Hà Nội là thể hiện cái nhìn một chiều ở tầm rất thấp.
Tôi chưa thấy hay nghe nói có một thành phố nào trên thế giới chặt đốn hàng ngàn cây xanh cổ thụ đồng loạt và vội vã như thế.
Vấn đề thay những cây quá già, bị sâu mọt, có thể gây hiểm hoạ giao thông, ở đâu người ta cũng làm, nhưng chỉ thay thế những cây xấu ấy bằng cây khác, tuyệt nhiên không có tình trạng đốn hàng trăm cây trên một con phố, kể cả những cây còn xanh tốt như ở Hà Nội. Nếu cây cối gây cản trở cho các dự án phát triển đô thị thì công trình buộc phải bảo quản tối đa cây xanh và có biện pháp di dời thích hợp.
Cây xanh là lá phổi của thành phố. Những cây xà cừ, cây sấu, hoa sữa với tuổi thọ cả trăm năm, mang trên mình những thăng trầm lịch sử, che chắn mưa gíó, mang bóng mát cho con người, là một trong những nét đặt thù của thủ đô Hà Nội trữ tình và lãng mạn.
Bỗng nhiên bị tước đoạt vô căn cứ một phần dưỡng khí, người Hà Nội nổi giận, biểu tình phản đối quả thật hợp lý. Chưa cần nói tới việc đằng sau kế hoạch chặt đốn cây có nhữmg lợi ích mờ ám nào của các quan chức lãnh đạo thành phố Hà Nội mà công luận đang đòi hỏi phải làm rõ.
Khi câu chuyện cây xanh Hà Nội vẫn đang là chủ đề nóng thì nghe nói người ta đang cho phép doanh nghiệp tư nhân lấp sông Đồng Nai.
dong nai
Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước sinh hoạt cho 18 triệu người thuộc 11 tỉnh thành gồm Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nước sông Đồng Nai đang có các chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn. Chất lượng nước từ con sông này đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng…  Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đều khẳng định nguyên nhân là do nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, dân cư… và sự quản lý yếu kém của các cơ quan liên quan.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nước và Môi trường (Bộ Xây dựng), hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm trầm trọng. Mỗi ngày con sông tiếp nhận trên 500 ngàn mét khối nước thải công nghiệp từ trên 60 khu công nghiệp và gần 2 triệu mét khối nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, trong đó trên 60% nước thải công nghiệp và 85% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Dự kiến đến năm 2020, tổng lượng nước thải đô thị, nước thải công nghiệp thải ra sông Đồng Nai mỗi ngày có thể lên đến gần 4,5 triệu mét khối.
Ông Tuấn cho rằng, nếu các tỉnh thành trong lưu vực không có đột phá trong xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước thì hệ thống sông Đồng Nai sẽ càng ngày càng ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ trở thành dòng sông “chết”!
Thế mà, gần đây, nhà chức trách Đồng Nai bằng quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21/07/2014 và quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 15/09/2014, đã cho phép Công ty Toàn Thịnh Phát lấp một phần sông Đồng Nai để thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, còn có tên là dự án “The Pegasus Riverside”.
Công trình này có chiều dài 1,3 ki lô mét, từ Công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, thành phố Biên Hòa, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3 ngàn 200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là  84 ngàn mét vuông, trong đó phần lấn sông hơn 77 ngàn 200 mét vuông, chiếm trên 90% diện tích, đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa), theo báo Xây dựng điện tử thuộc Bộ Xây dựng.
Thông thường về nguyên tắc xây dựng, thiết kế ven sông, biển bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 mét. Đây là điều bắt buộc và không một dự án nào, nhất là dự án thương mại, có thể vi phạm. Cho phép công ty Toàn Thịnh Phát đầu tư, nhà chức trách Đồng Nai đã đạp bỏ lên nguyên tắc cơ bản nhất.
Dự án lấp sông sẽ bê tông hóa lòng sông làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Điều đáng quan ngại nữa là khi dòng chảy thay đổi thì sẽ làm xói lở bờ bên kia, đặc biệt nguy hiểm đối vời khu dân cư đông đúc…
Nhà chức trách Đồng Nai đã không lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏ ý kiến các chuyên gia của Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai. Ông Bùi Cách Tuyến đã nói với báo giới: “Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, tôi cũng không hay về dự án này.”
Hiện vẫn chưa có phương án cụ thể nào trong một ngày gần để xử lý tổng thể nước sông Đồng Nai trước nguy cơ ô nhiễm, thì việc cho lấp một phần sông dáng thêm một đòn cho dòng sông “chết” hẳn!
Cái giá để phục hồi đối với sông Đồng Nai rồi sẽ rất khủng khiếp, chắc chắn lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh tế sẽ không thể đủ để bù đắp cho chi phí cải thiện môi trường.
Vì những quyền lợi ích kỷ hôm nay, nhà chức trách Hà Nội và Đồng Nai đã xem nhẹ hậu quả từ những quyết định ấu trĩ và ngu xuẩn. Vì đồng tiền mà thiển cận, làm ngơ trước hiểm hoạ huỷ diệt môi trường là tội ác.
Hãy xem lại lương tri và tỉnh ngộ khi còn kịp!
© Lê Diễn Đức – RFA




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên